Lịch sử hình thành làng cây giống Cái Mơn
Làng cây giống Cái Mơn là một trong những nơi sản xuất cây giống đứng nhất nhì ở Tây Nam Bộ. Có nhiều ý kiến khác nhau về sự khai sinh của làng nghề này. Phạm vi bài viết sẽ nói về một luồng ý kiến được cho là gần chính xác nhất.
Xem thêm:
- Cơ sở cây giống sỉ giá rẻ nhất thị trường tại Cái Mơn
- Cái Mơn không phải là cơ sở sản xuất cây giống
- Review Làng Nghề Cây Giống Cái Mơn
Làng cây giống Cái Mơn
Giai đoạn trước khi hình thành làng cây giống Cái Mơn
Nội dung bài viết
Theo nguồn tin có nhiều cơ sở nhất, một trong những người có công khai sáng làng nghề cây giống Cái Mơn là cha sở họ đạo Cái Mơn – ông Henry Gernot, người Pháp. Thời kỳ ông làm cha sở kéo dài 48 năm, rất được các giáo dân kính trọng. Khoảng năm 1864, các giáo sĩ được tạo nhiều điều kiện thuận lợi qua lại các nước Đông Dương. Ông cũng thường xuyên đi lại, thấy các loại trái cây nào ngon ông liền đem về làm quà biếu và lấy hạt đưa cho các giáo dân trồng thử nghiệm. Bên cạnh đó, còn có sự đóng góp của các giáo sĩ, giáo dân khác, mỗi lần đến Cái Mơn, họ đều mang tới các chủng loại hạt cây giống khác nhau.
Sau đó các giống cây này lớn lên, trổ hoa, cho trái. Và các giống cây ăn quả từ đó được nhân rộng lên trong làng. Nhưng ban đầu, số lượng cây còn ít ỏi, người ta trồng chủ yếu là để ăn và cho tặng người thân.
Giai đoạn hình thành làng cây giống Cái Mơn
Năm 1937, làng cây giống Cái Mơn mới bắt đầu hình thành, kỹ thuật nhân giống chủ yếu bằng ương hạt. Mãi đến năm 1990, các giống cây trồng được ấp ủ, nuôi dưỡng rải rác trong các khu vườn trong làng. Nhờ đất đai trù phú và sự cần cù, chăm sóc của người dân địa phương mà các giống cây này ngày càng phát triển. Về chủng loại, thời kỳ này Cái Mơn được ví như Đông Dương thu nhỏ với đầy đủ các giống cây ăn quả.
Kỹ thuật nhân giống sầu riêng bằng ghép bo
Cuối giai đoạn này người ta bắt đầu chú ý, nghiên cứu kỹ thuật cải tiến quy trình sản xuất cây giống. Nghiên cứu các điều kiện trồng và chăm sóc thích hợp cho từng giống cây. Bắt đầu sàn lọc chất lượng cây giống, thử nghiệm các giống đột biến để lai tạo ra các giống cây mới. Quy trình sản xuất các giống cây cũng ngày một hoàn thiện hơn với kỹ thuật ghép cành, ghép bo, ghép đọt…
Kỹ thuật nhân giống cây mít bằng ghép bo
Tuy nhiên, Cái Mơn cũng bị ảnh hưởng bởi tình hình chiến tranh chung của cả nước. Thời kỳ này, vẫn còn ngăn sông cách chợ, giao thương đi lại khó khăn. Đây cũng là lý do chính khiến nghề cây giống Cái Mơn còn manh mún, nhỏ lẻ trong thời gian dài.
Giai đoạn phát triển thành làng cây giống Cái Mơn
Làng cây giống Cái Mơn năm 1990
Khoảng năm 1990, đất nước bắt đầu phục hồi sau chiến tranh. Ghe xuồng xuất hiện, giao thương giữa các tỉnh miền Tây dễ dàng hơn. Nhu cầu trồng cây làm kinh tế phát triển mạnh không chỉ ở Cái Mơn, ở Tây Nam Bộ mà còn trên cả nước. Do đó, yêu cầu về số lượng và chất lượng cây giống ngày càng được nâng cao. Nghề cây giống giai đoạn này phát triển một cách mạnh mẽ.
Buôn bán cây giống bằng ghe xuồng
Làng cây giống Cái Mơn năm 1995
Năm 1995, thị trường cây giống vô cùng sôi động. Thời gian này, nhà nước Việt Nam đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân làm kinh tế. Giao thông đường bộ phát triển mạnh, xe cộ xuất hiện. Điều này giúp cây giống Cái Mơn được đưa đi xa hơn, nhanh hơn và nhiều hơn đến tay người trồng trên cả nước.
Buôn bán cây giống bằng đường bộ phát triển
Làng cây giống Cái Mơn những năm 2000
Những năm 2000, làng Cái Mơn trở thành trung tâm sản xuất cây giống với số lượng cơ sở tăng vọt. Trong đó, các hộ làm nghề cây giống phân bố chủ yếu từ cầu Hòa Khánh kéo dài tới ngã 3 cầu Cây Xanh, đường về Tân Thiềng (Chợ Lách).
Năm 2010 – 2012, toàn huyện Chợ Lách có khoảng 8,000 hộ sản xuất cây giống, thì Cái Mơn có đến 6,000 hộ. Các hộ này được chia thành 19 làng nghề, phân bổ dọc theo Quốc lộ 57. Sau đó, phát triển theo mạng xương cá kéo qua 2 bên, bắt đầu từ cầu ông Tạo thuộc Tân Phú Tây – Mỏ Cày Bắc đến cầu Phú Phụng – Chợ Lách.
Như vậy, sau gần 20 năm, làng cây giống Cái Mơn đã phát triển mạnh mẽ và nhân rộng ra các vùng xung quanh. Ban đầu là từ Cái Mơn lan ra các ấp khác thuộc xã Vĩnh Thành và xã Sơn Định, sau đó là Phú Sơn, Tân Thiềng, Lũng Thới (Chợ Lách) …
Làng cây giống Cái Mơn hiện nay
Hiện nay, làng cây giống Cái Mơn vẫn là một tâm điểm sản xuất cây giống lớn của Tây Nam Bộ. Số lượng cây giống Cái Mơn sản xuất và cung cấp cho thị trường khoảng từ 40 – 50 triệu cây giống cung cấp cho thị trường trong nước và cả xuất khẩu.
Cái Mơn sản xuất và cung cấp cho thị trường khoảng từ 40 – 50 triệu cây giống cung cấp cho thị trường trong nước và cả xuất khẩu
Khoảng cuối năm 2020 và năm 2021, do tình hình dịch Covid-19 nên có hiện tượng thừa hàng. Nguyên nhân chính là do dịch bệnh làm thương lái không thể giao các đơn hàng cây giống đi Campuchia và Trung Quốc.
Tương lai gần, sau khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, tin rằng cây giống Cái Mơn sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa các đơn hàng xuất khẩu sang Trung Quốc, Campuchia, Hàn Quốc, Úc …
Tổng kết
Trên đây là lịch sử hình thành và phát triển của làng cây giống Cái Mơn. Cây giống Cái Mơn đã trải qua hơn trăm năm manh nha, bốn mươi năm hình thành và gần hai mươi năm phát triển mạnh mẽ. Nếu bạn có nhu cầu kinh doanh cây giống, Cái Mơn là một trong những nguồn cung cấp cây giống chất lượng cao đáng để tìm hiểu.
Thế Giới Cây Giống là một trong những cơ sở chuyên cung cấp cây giống sỉ giá rẻ nhất thị trường tại Cái Mơn
Các tỉnh thành đã có chi nhánh trực thuộc của công ty Thế Giới Cây Giống:
Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bình Dương, Đồng Nai và Đắk Nông
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với Thế Giới Cây Giống qua thông tin sau:
Công ty TNHH MTV Thế giới cây giống
Địa chỉ: 14 QL1A, ấp Long Bình,xã Long Hưng, Châu Thành, Tiền Giang
Phone: 0784664499– 0906194819
Comments (3)
[…] Lịch sử hình thành làng cây giống Cái Mơn […]
[…] Lịch sử hình thành làng cây giống Cái Mơn […]
[…] Lịch sử hình thành làng cây giống Cái Mơn […]