Chăm sóc cây dừa giai đoạn 1,2,3 năm tuổi cần làm gì
Trong kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dừa chia ra thành hai giai đoạn, đó là giai đoạn kiến thiết và giai đoạn kinh doanh. Hãy cùng thegioicaygiong.com tìm hiểu xem chăm sóc cây dừa giai đoạn 1,2,3 năm tuổi cần cần chú ý gì.
Xem thêm:
- Cách phòng ngừa 5 loài sâu bọ nguy hại cho cây dừa
- 3 loại bệnh thường gặp trên cây dừa
- Cách trồng cây dừa sao cho nhanh bén đất
Đây là giai đoạn cây dừa con từ 1 đến 3 năm tuổi. Có một điểm chung là giai đoạn này cây chưa ra trái, cây đang trong giai đoạn xây dựng nền tảng.
Chăm sóc cây dừa giai đoạn dưới 1 năm tuổi
Nội dung bài viết
Cây dừa con sau khi trồng rất cần nước, nên giai đoạn này bộ rễ cây còn non yếu và ít, chưa thể đi xa tìm nước, nên nếu thiếu nước tưới có thể bị chết cây. Do đó, để giữ đủ ẩm cần thiết, cũng như hạn chế thất thoát hơi nước, có thể dùng rơm, rạ hoặc cỏ khô tủ gốc cây dừa con trong mùa nắng. Trung bình 2 – 3 ngày tưới nước cho cây 1 lần tùy vào ẩm độ ở gốc và thời tiết.
Nếu chăm sóc đúng kỹ thuật, vệ sinh vườn tược thông thoáng, cây dừa ít khi bị nấm lá như này
Về phân bón, giai đoạn này nên bón mỗi gốc 0,5 kí phân NPK: 15 – 15 – 15, chủ yếu là bổ sung dinh dưỡng cân đối các thành phần. Thường chia làm 02 lần bón phân là bón vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa. Cách bón là xới nhẹ xung quanh gốc dừa và bón rải đều sau đó cào đất lấp phân lại, cách này giúp hạn chế thất thoát phân như do gà bới văng tung tóe, hoặc do ánh nắng trực tiếp rọi vào phân làm bốc hơi, nhất là phân đạm.
Sau khi bón phân cần tưới nước vừa đủ cho phân tan dần để cây dễ hấp thu.
Về sâu bệnh hại, trong giai đoạn đầu tiên này cần chú ý phòng ngừa bọ cánh cứng (bọ dừa) tấn công đọt non, lá non, làm cây chậm phát triển, mức độ nặng có thể làm chết cây. Loại bọ cánh cứng này tấn công ở giai đoạn còn là ấu trùng, thường cắn phá lá non tạo thành những vệt dài có màu nâu, sau đó khô lại và cong queo. Cách phòng ngừa loại bọ cánh cứng này có hai cách là dùng thuốc hóa học hoặc nuôi ong ký sinh. Đồng thời cắt và đốt bỏ những lá đọt non bị chúng tấn công để tránh lây lan.
Chăm sóc cây dừa giai đoạn 2 năm tuổi
Bước sang giai đoạn cây dừa được 2 năm tuổi, cần bồi thêm đất vào mô để cho rễ phát triển (đặc biệt đối với đất ruộng). Công việc này về sau nên được thực hiện hàng năm. Thời gian bồi mô, bồi gốc hoặc bồi bùn cho cây dừa, tốt nhất nên thực hiện mỗi năm 1 lần vào đầu mùa nắng. Bồi bùn thường áp dụng đối với đất liếp vườn cũ.
Cây dừa giai đoạn 2 năm tuổi cũng bổ sung phân bón như lúc nhỏ, nhưng với liều lượng cao hơn một chút theo chỉ định ghi trên bao bì. Như dùng phân NPK: 15 – 15 – 15 với liều dùng mỗi gốc 0,75 kí, và cũng chia thành 2 đợt bón là vào đầu và cuối mùa mưa.
Về sâu bệnh hại cũng là cần quan sát và phòng ngừa bọ cánh cứng như lúc nhỏ. Ngoài ra, từ khi cây dừa 2 năm tuổi trở lên là bắt đầu thuộc vào nhóm đối tượng tấn công của kiến vương vô cùng nguy hiểm. Giai đoạn này, cây chưa có hoa, nhưng chúng có thể cắn phá đọt non, phần cuối bẹ non của lá, làm lá bị rách, đọt non cong queo, có thể gây chết cây. Vết cắn của chúng còn tạo điều kiện cho đuông đẻ trứng và các loài vi nấm khác tấn công cây như bệnh nấm gây thối đọt.
Cây dừa giai đoạn hai năm tuổi trở lên cần chú ý phòng bọ cánh cứng và đuông dừa tấn công
Dùng phân hóa học để tiêu diệt chúng là không hiệu quả, vì kiến vương biết bay, nên phạm vi hoạt động của chúng rất rộng và khó xác định. Chỉ nên dọn dẹp vệ sinh vườn tược thông thoáng, hạn chế ủ rơm rạ trong vườn và trồng xen các cây ngắn ngày để hạn chế tầm bay chúng. Tốt nhất là bắt thủ công bằng móc sắt móc chúng ra từ các vết đục, sau đó trám lại bằng đất sét. Và nên bắt vào những hôm trăng sáng là thời gian chúng hoạt động nhiều nhất.
Chăm sóc cây dừa giai đoạn 3 năm tuổi
Cây dừa giai đoạn cây 3 năm tuổi cũng cần được chăm sóc tương tự như năm thứ hai. Cây cũng cần được tưới nước đầy đủ, và thoát nước tốt vào mùa mưa.
Về phân bón, giai đoạn này lượng phân bón cần tăng nhiều so với trước, trung bình bón 1kg phân/gốc. Đây là thời điểm cây chuẩn bị cho trái, nếu được chăm sóc kỹ, và đúng với quy trình kỹ thuật thì chỉ sau 26 – 28 tháng cây sẽ cho hoa đầu tiên, đối với các giống dừa như dừa xiêm đỏ Mã Lai, dừa xiêm xanh lùn, dừa dây,… ngoại trừ dừa ta thì cần thời gian lâu hơn 6 đến 12 tháng.
Về sâu bệnh hại ở giai đoạn này, cũng cần lưu ý kiến vương như ở năm 2. Chúng thường hay tấn công đọt non làm đọt cong queo, nếu chúng tấn công đúng ngay đỉnh sinh trưởng cây dừa thì cây sẽ chết. Và những vết đục của kiến vương cũng là nơi tốt nhất để đuông dừa đến.
Cách phòng ngừa hiệu quả nhất vẫn là trồng xen cây ngắn ngày như dưa leo, cà chua, đậu búng, so đũa… vừa có thể lấy ngắn nuôi dài vừa ngăn chặn tốt sự tấn công của kiến vương và đuông dừa.
Về nấm bệnh, cũng quan sát và phòng ngừa cây bị thối đọt do vi nấm gây ra. Phòng ngừa bằng cách thường xuyên thăm vườn và quan sát thân lá để biết sức khỏe cây. Vì thời gian cây bị thối đọt đến lúc chết cây mất 3 – 5 tháng nên nếu phát hiện sớm vẫn có thể phun thuốc hóa học để cứu chữa kịp. Biểu hiện của nấm gây thối đọt là lá mất màu xanh, dần chuyển màu vàng, sau đó khô lại, và nghe có mùi thối rửa.
Tổng Kết Cách Chăm Sóc Cây Dừa Giai Đoạn 1,2,3 Năm Tuổi
Cây dừa tuy có sức đề kháng cao nên nhiều lắm cũng chỉ phải ứng phó với 5 loại sâu hại và 3 bệnh hại do vi nấm. Nếu ngăn chặn được các tác hại này, vấn đề chăm sóc và bổ sung dinh dưỡng giúp cây dừa cho năng suất và tuổi thọ cao là điều tất yếu. Với những tổng hợp trên, Thế Giới Cây Giống hi vọng bà con trồng dừa khỏe mạnh và nhanh cho trái.
Trả lời