Cách trồng cây dừa sao cho nhanh bén đất
Dừa là một giống cây trồng mang lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con nhưng lại dễ trồng, dễ chăm sóc. Hãy cùng thegioicaygiong.com tham khảo cách trồng cây dừa sao cho nhanh bén đất.
Xem thêm:
- Cách phòng ngừa 5 loài sâu bọ nguy hại cho cây dừa
- 4 điều cần biết khi cây dừa đang nuôi trái
- Top 3 giống dừa Bến Tre dễ trồng năng suất cao
Cùng điểm danh qua các bước sau:
Chọn Đất Trồng Cây Dừa
Nội dung bài viết
Dừa là cây tương đối dễ trồng, không hề kén đất, cây có thể thích nghi và cho năng suất cao trên đất có độ cao so với mặt biển dưới 600 mét trở lại; nhưng phù hợp nhất là đất phù sa, đất cát pha, hay đất có hiều hữu cơ và đặc biết đất có chứa lượng kali cao, tầng canh tác cần dày ít nhất là 0,5 mét, nếu được 1 mét thì càng tốt, càng giúp cây dừa có khả năng chống hạn cao hơn.
Chuẩn Bị Đất Trồng Cây Dừa
Đối với đất ruộng
Trước khi quyết định lên liếp trồng dừa, cần gom lớp đất trên bề mặt ruộng dùng để đấp mô trồng. Mô trồng với kích thước phổ biến: chiều rộng có đường kính ít nhất 1 mét, chiều cao thì tùy vào địa hình của đỉnh triều cường hàng năm, sao cho đảm bảo đỉnh mô trồng cách đỉnh triều cường cần ít nhất 0,5 mét. Sau khi đắp mô, thì tiến hành lên liếp trồng dừa ngay hoặc để trồng dừa xen với lúa khoảng 2 năm sau lên liếp vẫn tốt, mục đích ở đây là nhằm lấy ngắn nuôi dài.
Đối với đất vườn cũ
Trước khi trồng cây dừa cũng cần gom lớp đất trên bề mặt vườn để vun mô. Trường hợp nếu đất không cao thì mô cần vun cao như đất ruộng. Trường hợp nếu vườn cao, liếp cao thì có thể không vun mô cao, mà chỉ cần làm sao cho mô đất không bị ngập úng trong mùa mưa là đạt yêu cầu. Về kích cỡ mô đất, nên làm mô giống như đất ruộng, chiều rộng mô ít nhất 1 mét, chiều cao ít nhất 0,5 mét so với đỉnh triều cường.
Đối với đất miền Tây Nguyên và Đông Nam bộ
Đối với đất ở miền Tây Nguyên và Đông Nam Bộ là đất cao ráo so với mặt nước biển, cũng là đất có tầng canh tác dày, thường là trên 1 mét. Nên trồng dừa ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ thì không cần lên mô mà chỉ cần đào hố trồng. Hố trồng có kích thước phổ biến là 0,6 m x 0,6 m x 0,4 m, mục đích của việc này là tiết kiệm nước cho cây hấp thu từ từ.
Khoảng cách trồng cây dừa nhanh phát
Theo kinh nghiệm thực tế của nhiều nhà vườn ở Bến Tre chia sẻ, dừa xiêm nên trồng 5m x 5m và trồng theo kiểu nanh sấu hoặc hình vuông thì cây sẽ phát triển tốt hơn. Nhưng theo giải thích của các chuyên gia, để trồng dừa xiêm cho năng suất ổn định cao nên trồng với khoảng cách 5m x 6m và trồng theo kiểu hình nanh sấu. Trồng theo kiểu như vậy thì tạo điều kiện phù hợp nhất cho cây hấp thụ ánh sáng mặt trời nhiều nhất để cây quang hợp và tạo ra hàm lượng chất hữu cơ nuôi cây.
Bón lót Trước Khi Trồng Cây Dừa
Sau khi đã chuẩn bị mô và hố trồng dừa xong, trước khi đặt cây giống dừa xuống hố khoảng 15 – 20 ngày có thể tiến hành bón lót cho mỗi mô: phân hữu cơ khoảng 20 – 30 kg + 100g super lân + 200gram kali, trộn đều và lấp kín lại bằng mặt mô. Hoặc nếu là đất vườn cũ (đất giàu dinh dưỡng) thì chỉ cần bón lót nửa nắm nhỏ phân hóa học vào hố ngay trước khi trồng, sau đó phủ lại bằng một lớp đất mỏng rồi đặt cây dừa xuống trồng là rất tốt.
Mục đích của lớp đất mỏng phủ lại đó là để tránh rễ non cây tiếp xúc điểm phân tan với nồng độ mạnh sẽ ảnh hưởng không tốt cho rễ, có thể gây cháy rễ, chết cây.
Cần chọn cây giống dừa chất lượng trước khi trồng
Kỹ Thuật Trồng Cây Dừa
Sau khi đã chọn xong cây giống tốt và làm đất xong, có thể tiến hành đặt cây con xuống hố trồng. Theo đó cần chú ý các bước:
- Đào một hố tương đương hoặc lớn hơn kích cỡ của trái dừa giống một chút
- Cây giống nếu ươm trong bầu nylon thì dùng dao bén cắt đáy bầu, hoặc rạch một đường bên hong, nhẹ nhàng gỡ bỏ lớp nylon.
- Đặt bầu cây vào hố vừa đào xong, sau đó kéo túi bầu lên khỏi thân cây và bỏ đi
- Lấp đất lại cho bít trái dừa là đạt yêu cầu
Nếu cây giống cao quá 0.8 mét thì ta nên cắm cây cột vào thân cây dừa con giữ chặt nó lại, tránh gió làm lung lay gốc ảnh hưởng đến bộ rễ, ảnh hưởng sức khỏe cây. Nếu đặt trái dừa quá sâu cây sẽ chậm phát triển do ngợp rễ, nếu đặt trái quá cạn, tức là lấp đất không bít trái thì sau này gốc cây sẽ phình to không tốt.
Đối với giống ươm ngoài đất, khi bứng cây lên để trồng, cần cắt tất cả rễ cho sát trái, để kích thích cho cây ra rễ mới nhanh hơn. Nếu để nguyên không cắt rễ thì phải chờ qua một thời gian khi bộ rễ cũ thối đi, cây mới mọc ra rễ mới, có thể mất ít nhất 20 – 30 ngày. Nguy hại hơn nữa đây là môi trường thuận lợi cho các loại nấm bệnh tấn công rễ non vừa phát triển. Sau đó trồng theo giống như dừa ươm trong bầu.
Tổng Kết Về Kỹ Thuật Trồng Cây Dừa
Trên đây là tổng hợp các lưu ý khi trồng dừa và chuẩn bị mô đất, bón lót khi trồng. Về vấn đề kỹ thuật trồng và chăm sóc gần như tương tự ở tất cả các giống dừa. Thế Giới Cây Giống hi vọng, những cập nhật trên đây có thể giúp bà con biết cách trồng cây dừa sao cho nhanh bén đất, là tiền đề cho cây phát triển mạnh và cho năng suất cao sau này.
Ngoài cung cấp cây dừa khỏe mạnh, sạch bệnh, Thế Giới Cây Giống còn hỗ trợ tư vấn kỹ thuật trồng dừa hiệu quả. Chia sẻ một chút cũng là quảng cáo một chút về dịch vụ chăm sóc Quý khách hàng của Thế Giới Cây Giống ạ.
Comments (3)
[…] Cách trồng cây dừa sao cho nhanh bén đất […]
[…] Cách trồng cây dừa sao cho nhanh bén đất […]
[…] Cách trồng cây dừa sao cho nhanh bén đất […]