Các giống dừa Việt Nam mang niềm tự hào xuất khẩu
Dừa tươi và thị trường xuất khẩu dừa qua các năm mang những tín hiệu tăng trưởng rất đáng mừng. Bà con nông dân tại miền Tây Nam Bộ, đặc biệt là tại tỉnh Bến Tre, vô cùng phấn khởi với lợi nhuận từ trồng dừa xuất khẩu. Không dừng lại với tham vọng có mặt trên 90 quốc gia, chính phủ Việt Nam luôn trong trạng thái nỗ lực nhằm quảng bá sản phẩm dừa tươi ra tất cả các nước trên thế giới.
Xem thêm:
Cơ hội xuất khẩu lớn cho các sản phẩm Dừa tươi Việt Nam
Nội dung bài viết
Dừa là loại thực phẩm bổ dưỡng và có xu hướng tiêu thụ tăng cao ở tất cả các nước trên thế giới. Ở một số khu vực thuộc châu Âu, giá trị của một trái dừa tươi rất cao và được xếp như một mặt hàng đắt đỏ. Đây là một cơ hội lớn khi xuất khẩu dừa sang các nước trong khu vực châu Âu thay vì cạnh tranh với nguồn cung dư thừa trong nước.
Tuy nhiên, xuất khẩu dừa chưa bao giờ là một lĩnh vực dễ dàng. Xuất khẩu mở ra một cơ hội đồng thời cũng là một thách thức cho cả một chuỗi cung ứng dừa tại Việt Nam. Những yếu tố như chất lượng, bảo quản, số lượng, đóng gói,…đều phải được cam kết bằng những con số rõ ràng. Để có thể dễ dàng xuất khẩu và gia tăng khả năng cạnh tranh, dừa tươi Việt Nam cần phải cải tiến và tạo ra những bước đột phá hơn nữa trong từng phân đoạn của chuỗi cung ứng.
Tiêu chuẩn khắt khe với dừa tươi xuất khẩu
Dừa tươi và quá trình xuất khẩu của nó còn gặp nhiều khó khăn. Những cây dừa cần phải được theo dõi chặt chẽ từ giai đoạn gieo trồng đến lúc thu hoạch để đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất. Một số tiêu chuẩn căn bản cần phải nắm khi xuất khẩu dừa tươi như sau:
- Về trọng lượng: Nặng hơn 80 gram đối với dừa tươi sau khi gọt vỏ và nặng từ 1kg trở lên đối với dừa xanh tươi (chưa gọt vỏ).
- Để xuất khẩu người nông dân cần triển khai phương pháp trồng sạch và luôn theo dõi tiến trình phát triển của cây dừa.
- Sử dụng liều lượng và thành phần thuốc hỗ trợ dinh dưỡng, thuốc ngăn ngừa sâu bệnh theo quy định.
- Đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh hiện nay như VietGAP, GlobalGAP, Organic,..
Thị trường xuất khẩu dừa tươi qua các năm
Theo thống kê, diện tích trồng dừa của Việt Nam chỉ bằng 4% diện tích trồng dừa của Indonesia và Philippines. Nhưng năng suất dừa bình quân có thể đạt đến 9.863 trái/ha/năm tương đương 1,9 tấn copra (cơm dừa khô)/ha. Đây là mức năng suất thuộc mức trung bình – cao theo thống kê của Hiệp hội dừa Châu Á – Thái Bình Dương.
Trên toàn lãnh thổ, Bến Tre là tỉnh thành có diện tích trồng dừa lớn nhất cả nước. Với diện tích trên 70.000 ha và chiếm 40% diện tích rừng của cả nước, Bến Tre có thể tạo ra sản lượng gần 600 triệu trái mỗi năm.
Bên cạnh ưu điểm về sản lượng, dừa Bến Tre còn có rất nhiều phân loại như dừa Ta, dừa Dâu, dừa Xiêm, dừa Dứa,…nhằm phục vụ tối đa xuất khẩu đa dạng. Độ ngọt khác nhau, hàm lượng protein có trong trái dừa tươi khác nhau cũng ảnh hưởng rất nhiều đến giá cả xuất khẩu. Tuy nhiên với chất lượng trên cả tuyệt vời, dừa Bến Tre luôn có giá cao gấp đôi so với giá dừa của Indonesia và Philippin trong suốt 10 năm qua.
Toàn tỉnh Bến Tre có hơn 2.000 cơ sở chế biến dừa tươi và các sản phẩm khác từ dừa để xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu dừa 2021 sang các nước châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc,…đã tăng 3,6%/năm so với năm 2020. Giá trị xuất khẩu dừa 2022 sang các nước châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc,…đã tăng 4,8%/năm so với năm trước.
Không chỉ đối với dừa tươi mà các sản phẩm có giá trị lớn như sữa dừa, dầu dừa tinh khiết, nước dừa đóng hộp,.. cũng mang lại giá trị xuất khẩu lớn. Để đảm bảo an toàn, các sản phẩm làm từ dừa nên được sản xuất dưới dây chuyền công nghệ hiện đại và đạt các tiêu chuẩn như ISO 22000: 2005, HACCP, HALAL, KOSSHER,…
Đâu là yếu tố gia tăng cơ hội xuất khẩu dừa tươi?
Thị trường xuất khẩu dừa qua các năm nhìn chung có xu hướng tăng trưởng đều. Ngày càng nhiều thị trường chấp nhận nhập khẩu dừa tươi và các chế phẩm khác từ dừa của Việt Nam. Để có thể thành công xuất khẩu một lô hàng dừa, tất cả những quả dừa trong cùng một đơn hàng đều có chất lượng đồng đều nhất định. Để đạt được điều này, dừa tươi cần phải được trồng trọt với quy mô lớn và ổn định. Cây dừa khỏe mạnh và không sâu bệnh trước khi thu hoạch.
Như vậy, đầu tiên, bà con cần chọn được giống dừa phù hợp với vùng trồng của mình. Đó cũng là giống dừa được thị trường trong nước và thế giới ưa chuộng. Hiện nay, dừa lấy nước có giá trị xuất khẩu có các giống nổi trội như dừa xiêm đỏ Mã Lai, dừa xiêm xanh lùn Bến Tre, dừa dứa, dừa ta (lấy dầu).
Tiếp theo, bà con cần chọn được cây giống khỏe mạnh, sạch bệnh. Và sau cùng là cần nắm rõ kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dừa nhanh phát triển, đạt năng suất cao, chất lượng trái quả đồng đều và đạt tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm.
Bà con có nhu cầu mua cây giống dừa về trồng để xuất khẩu, hãy liên hệ ngay đến công ty Thế Giới Cây Giống để được tư vấn chi tiết. Đây là một trong những cơ sở uy tín trong việc cung cấp các giống cây ăn quả có giá trị xuất khẩu cao, trong đó có các giống dừa. Tại đây, bà con không chỉ mua được cây giống dừa khỏe mạnh mà còn được hỗ trợ tư vấn kỹ thuật trồng dừa hiệu quả. Hotline tư vấn: 0784.664499 – 0906.194819.
Comments (2)
Chao cty mình muón mua giống dừa xiêm lùn
Dạ. Mình vui lòng liên hệ qua hotline để được tư vấn 0784664499(zalo)