Tổng hợp tình hình sản xuất và tiêu thụ sầu riêng
Sầu riêng là giống cây ăn quả ngon, được xếp vào loại “trái cây vua”. Hãy cùng thegioicaygiong.com tìm hiểu tình hình sản xuất và tiêu thụ giống cây ăn quả đặc biệt này nhé.
Xem thêm:
Tình hình sản xuất các giống sầu riêng
Nội dung bài viết
Tình hình sản xuất sầu riêng trên Thế giới
Sầu riêng là loại cây ăn trái đặc sản có giá trị kinh tế cao, được trồng nhiều ở các nước Đông Nam Á. Năm 2016, Thái Lan là nước có diện tích và sản lượng sầu riêng lớn nhất (100.000 ha, 518.000 tấn), tiếp theo là Malaysia (66.038 ha, 302.646 tấn), Indonesia (50.000 ha, 735.424 tấn), Việt Nam (28.000 ha, 288.149 tấn) và Philippines (16.600 ha, 71.444 tấn). Ngoài ra sầu riêng cũng được trồng ở một số quốc gia khác với quy mô nhỏ như: Cambodia, Úc, Sri Lanka, Papua New Guine và Ấn Độ.
Tình hình sản xuất sầu riêng ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cây sầu riêng được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía Nam, tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ. Do giá trị của cây sầu riêng khá cao nên diện tích trồng mới ngày càng được mở rộng.
Do có sự khác biệt về điều kiện địa hình và độ cao nên sầu riêng ở Việt Nam hình thành bốn vùng sản xuất chính: Vùng ĐBSCL do chủ động được nguồn nước nên có thể xử lý ra hoa và thu hoạch quanh năm. Sầu riêng ở ĐBSCL được trồng chủ yếu dưới hình thức chuyên canh quy mô nhỏ, thường dưới 1 ha. Một số địa phương trồng sầu riêng tập trung và lâu đời như Cai Lậy, Tiền Giang; Chợ Lách, Bến Tre; Vũng Liêm, Vĩnh Long; Kế Sách, Sóc Trăng; Phong Điền, Cần Thơ và đang mở rộng ra các địa phương khác khá nhanh.
Vùng Đông Nam Bộ có độ cao trung bình trên dưới 100m, không chủ động được nước nên sầu riêng ra hoa theo mùa, thu hoạch chủ yếu vào tháng 7 – 8. Được trồng chủ yếu ở Long Khánh, Cẩm Mỹ, Tấn Phú tỉnh Đồng Nai; Gò Dầu tỉnh Tây Ninh. Trước đây sầu riêng được trồng chủ yếu xen trong vườn tiêu, cây ăn trái khác nên tán thường cao, tương đối khó quản lý so với ĐBSCL. Diện tích trồng mới hiện nay phát triển theo hướng chuyên canh giúp cho việc quản lý và chăm sóc dễ dàng hơn.
Vùng Tây Nguyên, sầu riêng dược trồng nhiều ở Đắk Lắk, Đắk Nông, Pleiku và Kontum với độ cao trung bình 500 – 600m và Bảo Lộc, Di Linh (tỉnh Lâm Đồng) cao 800 – 900m. Do không chủ động được nguồn nước nên chủ yếu vẫn thu hoạch theo mùa, nhưng do khác biệt về điều kiện tự nhiên cũng như mùa mưa đến không giống nhau nên sầu riêng ở khu vực Đắk Lắk thu hoạch vào tháng 8 – 9 sớm hơn so với vùng Bảo Lộc vào tháng 9 – 10.
Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, sầu riêng trồng chủ yếu ở huyện Tánh Linh, Tánh Đức tỉnh Bình Thuận và huyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn tỉnh Khánh Hòa. Ngoài ra còn rải rác ở Phú Yên, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên – Huế nhưng diện tích không đáng kể.
Tóm lại, do điều kiện địa hình và khí hậu nên Việt Nam hình thành các vùng canh tác sầu riêng khác nhau, kéo dài thời gian thu hoạch, tạo điều kiện thuận lợi cho các thị trường xuất khẩu cao cấp quanh năm tính trên cả nước.
Tình hình tiêu thụ sầu riêng
Trung Quốc, Singapore, Hong Kong và Đài Loan là thị trường tiêu thụ sầu riêng chính của các nước Đông Nam Á. Các nước xuất khẩu sầu riêng chính thì gồm có Thái Lan, Malaysia và Việt Nam.
Mặc dù là quốc gia xuất khẩu sầu riêng nhưng một số thời điểm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu sầu riêng từ Thái Lan, chủ yếu phục vụ thị trường Nam Bộ, đặc biệt là Tp. Hồ Chí Minh. Thị trường Xuất khẩu chính của sầu riêng Việt Nam vẫn là Trung Quốc. Thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng và giá trị xuất khẩu ngày càng cao đã thúc đầy nông dân gia tăng diện tích trồng cây sầu riêng.
Ngoài yếu tố thời vụ, giá bán sầu riêng còn phụ thuộc rất lớn vào thị trường Trung Quốc. Sầu riêng Việt Nam chủ yếu vẫn đi vào thị trường Trung Quốc qua đường tiểu ngạch, chủ yếu mượn danh sầu riêng “Monthong” của Thái Lan. Có lúc do kiểm soát gắt gao nhập khẩu tiểu ngạch của Trung Quốc mà giá cả có phần giảm mạnh.
Có thể nói Sầu riêng là loại trái cây đặc sản của vùng Đông Nam Á, Việt Nam lại có lợi thế lớn trong sản xuất loại trái này. Tuy nhiên để sản xuất sầu riêng có hiệu quả đòi hỏi kỹ thuật cao và quản lý nghiêm ngặt nên không phải ai trồng cũng thành công. Mở rộng thị trường xuất khẩu và phát triển chế biến đa dạng cũng là nhân tố quan trọng giúp nâng cao giá trị trái sầu riêng Việt Nam.
Tổng Kết
Trên đây là tổng hợp một số thông tin về tình hình sản xuất và tiêu thụ các giống sầu riêng tại Việt Nam và trên thế giới. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho bà con nông dân có thêm cơ sở để quyết định mở rộng diện tích trồng giống cây vua này. Còn các đơn vị xuất khẩu nắm bắt được mùa vụ thu hoạch sẽ chủ động hơn trong việc thu mua và gia tăng số lượng và giá trị các hợp đồng xuất khẩu sầu riêng Việt Nam ra thế giới.
Liên hệ ngay đến Thế Giới Cây Giống để được tư vấn về các cây giống sầu riêng qua địa chỉ sau:
Công ty Thế Giới Cây Giống
Địa chỉ: 14 QL1A, ấp Long Bình, xã Long Hưng, Châu Thành, Tiền Giang
Phone: 0784664499 – 0906194819
Trả lời