11 giống cây ăn trái được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc
Đối với một số loại cây, Trung Quốc thiếu nguồn cung nhưng Việt Nam lại thừa sản lượng rất nhiều. Chỉ cung cấp trong nước sẽ gây ra dư thừa và nông dân (nhà vườn) là những người chịu nhiều thiệt thòi nhất. Cách tốt nhất để giảm thiểu tình trạng này đó chính là xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ. Xuất khẩu chính ngạch sang nước láng giềng Trung Quốc là giải pháp tối ưu và tiềm năng nhất.
Phân biệt xuất khẩu chính ngạch và xuất khẩu tiểu ngạch
Nội dung bài viết
Trước khi phân tích sâu hơn về thị trường xuất khẩu trái cây Trung Quốc, thegioicaygiong.com muốn giới thiệu đơn giản về sự khác nhau giữa khái niệm xuất khẩu chính ngạch và tiểu ngạch.
Xuất khẩu tiểu ngạch là gì? Ưu nhược điểm?
Nói ngắn gọn thì xuất khẩu tiểu ngạch đa phần là việc giao thương mua bán giữa những người dân sinh sống ở gần biên giới giữa hai nước gần kề nhau.
Cách vận chuyển chính của xuất khẩu tiểu ngạch từ Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu là đường bộ tại các tỉnh giáp biên giới như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai… Mặt hàng xuất khẩu khá hạn chế, chủ yếu là các nhu yếu phẩm cần thiết như trái cây, thịt cá,… Xuất khẩu theo hình thức này vẫn phải đóng thuế và chịu sự kiểm tra chặt chẽ, thường xuyên về an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật,…
Nhược điểm của nó là sau khi làm thủ tục xong, hàng hóa không được phép mang về nên dễ bị ép giá, so đó, tính ổn định thấp rủi ro cao.
Xuất khẩu chính ngạch là gì? Ưu nhược điểm?
Khác với tiểu ngạch, xuất khẩu chính ngạch là hình thức mua bán quốc tế dành cho mọi công dân giữa các quốc gia thông qua các cửa khẩu với số lượng hàng hóa lớn.
Xuất khẩu chính ngạch cần có hợp đồng mua bán đầy đủ, và tuân thủ theo các hiệp định, quy định và thông lệ quốc tế. Sản lượng xuất khẩu là không giới hạn. Thuế suất cao hơn, nhưng rủi ro thấp hơn vì nếu có vấn đề phát sinh sẽ được giải quyết thỏa đáng theo quy định trên hợp đồng và quy định mua bán giữa hai quốc gia.
Tóm lại, các tiểu thương buôn bán nhỏ lẻ thường chấp nhận rủi ro với hình thức xuất tiểu ngạch để tránh thuế cao, trong khi các công ty, doanh nghiệp mua bán lớn thường chọn hình thức xuất chính ngạch để được đảm bảo an toàn.
Con đường xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc – lối đi nào cho nông dân Việt Nam?
Hiện tại, Trung Quốc là nước láng giềng chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam. Thông thường, trái cây tại Việt Nam sẽ được xuất khẩu chính ngạch và xuất khẩu tiểu ngạch không bền vững.
Những tiểu thương nhỏ vẫn thường đi theo lộ trình xuất khẩu tiểu ngạch không bền vững với quy mô nhỏ và rủi ro lớn. Eo hẹp hơn, trái cây Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đang bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi Thái Lan, Malaysia, …
Dù xuất khẩu theo hình thức nào thì nông dân (nhà vườn) cũng chịu một sức ép không hề nhỏ về chất lượng giống, về xuất xứ nguồn gốc và an toàn thực phẩm,….Vì vậy, để quá trình xuất khẩu diễn ra suông sẻ, các cơ quan đoàn thể cần nổ lực và đồng hành cùng nông dân trong việc nâng cao chất lượng nông sản và ký kết các hợp đồng cam kết về sản lượng với các đối tác Trung Quốc.
Thái Lan và Malaysia là hai đất nước xuất khẩu chính trái cây vào Trung Quốc, đây là hai nước có nền nông nghiệp rất phát triển. Do đó, để có thể cạnh tranh với họ, chúng ta không chỉ cần cố gắng mà còn cần cố gắng liên tục bền bỉ một thời gian để bắt kịp họ. Tuy nhiên, Việt Nam có điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi cho sản xuất và trồng trọt ra rất nhiều loại trái cây ngon, chất lượng. Nhà nước cũng đang ưu tiên và tạo mọi điều kiện cho phát triển nông nghiệp. Nên nông dân Việt Nam vẫn có cơ hội để cung cấp nông sản vào thị trường siêu rộng này.
Khám phá 11 giống cây ăn trái được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc
11 loại trái cây ăn quả được nhập khẩu chính ngạch sang Trung Quốc là xoài, nhãn, chuối, dưa hấu, chôm chôm, vải, mít, thanh long, măng cụt, chanh leo và sầu riêng. Trong đó:
- Xoài: có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 5 về trái cây sang thị trường Trung Quốc đạt 76,7 triệu đô la Mỹ, giảm 60,1% so với cùng kỳ.
- Nhãn: cây nhãn vẫn là loại cây trồng có khả năng cho trái xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.
- Chuối có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai về trái cây sang thị trường Trung Quốc. Với 5 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu đạt 207,6 triệu đô la Mỹ, tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái.
- Dưa hấu: có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 4 về trái cây sang thị trường Trung Quốc đạt 17 triệu đô la Mỹ, giảm 63,4% so với cùng kỳ
- Chôm chôm: vẫn đang là mảnh ghép khiến nhà vườn chật vật về khả năng bảo quản trong vận chuyển xuất khẩu. Tuy nhiên cây chôm chôm và trái của nó vẫn mang tiềm năng xuất khẩu lớn.
- Vải: xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 65 nghìn tấn, tuy có sự sụt giảm so với năm cùng kỳ nhưng vẫn trong khả năng chấp nhận được.
- Mít: có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ ba sang thị trường Trung Quốc. Với 5 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu đạt 90,8 triệu đô la Mỹ và giảm 12% so với cùng kỳ.
- Thanh Long: Với 5 tháng đầu năm 2022, Thanh long là mặt hàng xuất khẩu với kim ngạch khủng sang Trung Quốc đạt 344,23 triệu đô la Mỹ. Thanh Long là loại trái cây có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất theo thống kê của Tổng cục Hải quan.
Tuy kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng có dấu hiệu giảm sút so với các năm cùng kỳ. Điều này được lý giải bởi sự cạnh tranh gay gắt về giá và chất lượng nông sản của các nước láng giềng. Hơn nữa, Việt Nam chỉ mới phục hồi về kinh tế sau đại dịch covid 19. Ngoài ra, Trung Quốc vừa cho phép Việt Nam xuất khẩu chính ngạch thêm trái măng cụt, chanh leo và sầu riêng nữa là 11 loại, giúp mở rộng thêm cánh cửa tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân.
Trước sức hấp dẫn của thị trường xuất khẩu chính ngạch, nhà vườn nên làm gì?
Nhà vườn sẽ gặp phải trình trạng bị ép giá mạnh khi làm việc với các tiểu thương xuất khẩu tiểu ngạch không chính thống. Bởi vì, chính các tiểu thương cũng là người chịu sức ép nhiều hơn về rủi ro nhập khẩu.
Để giảm thiểu rủi ro xuất khẩu, nhà nước Việt Nam cũng đã ra sức thương lượng với chính phủ Trung Quốc để đạt được thỏa thuận có lợi nhất. Tuy nhiên đó là một quá trình đấu tranh dài hạn và không hồi kết.
Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro xuất khẩu, phía nhà vườn cần bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách trồng những giống cây được phép xuất khẩu chính ngạch sang thị trường này. Như đã chia sẻ, 8 giống cây xuất khẩu chính ngạch là xoài, nhãn, chuối, dưa hấu, chôm chôm, vải, mít, thanh long, măng cụt, chanh leo và loại quả thứ 11 là sầu riêng.
Nên mua các giống cây trồng xuất khẩu chính ngạch này ở đâu?
Chắc hẳn đối với những nhà vườn đang muốn chuyển đổi mô hình trồng trọt, sẽ rất phân vân và thiếu thông tin về nguồn cung cấp cây giống. Hiện tại, Thế Giới Cây Giống là đơn vị cung cấp các giống cây trồng chất lượng mà nhà vườn có thể tham khảo.
Bên cạnh 11 giống cây xuất khẩu chính ngạch là xoài, nhãn, chuối, dưa hấu, chôm chôm, vải, mít, thanh long,.. và sầu riêng. Thế Giới Cây Giống còn cung cấp cho nhà vườn đa dạng các giống cây trồng chất lượng, năng suất cao và thị trường đầu ra tốt trong nước và các thị trường khác như: xoài, nhãn, bưởi da xanh, nho thân gỗ, na đài loan, vú sữa hoàng kim, và các giống dừa …
Bài viết trên đây giới thiệu cho bà con nhà vườn 9 giống cây được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc trong thời gian gần đây. Số lượng các giống cây xuất khẩu chính ngạch sẽ gia tăng hơn nữa nhờ vào sự nỗ lực không ngừng của Nhà Nước và các doanh nghiệp Việt Nam. Trong thời gian đợi chờ những tin tức cập nhật, bà con có thể chuyển đổi sang mô hình trồng 11 giống cây được xuất chính ngạch này sang để đạt được hiệu quả cao.
Thế Giới Cây Giống chuyên cung cấp các đa dạng giống cây ăn quả khỏe mạnh, năng suất cao và có giá trị xuất khẩu.
Trả lời