Tiền Giang: Hỗ trợ nông dân ứng dụng khoc học và công nghệ vào sản xuất, chăn nuôi
(Cổng ĐT HND)- Thực hiện Quyết định 673/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 201/KH-UBND ngày 26/9/2011 của UBND tỉnh “Về thực hiện Quyết định 673/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Hội Nông dân tỉnh và Sở KH&CN triển khai ký kết Chương trình phối hợp hoạt động giữa 02 ngành giai đoạn 2016 – 2018 và định hướng đến năm 2020. Hàng năm, 02 ngành tổ chức xây dựng kế hoạch phối hợp thực hiện và sơ kết đánh giá kết quả phối hợp và đề ra kế hoạch năm tiếp theo.
Hội Nông dân tỉnh chỉ đạo Hội Nông dân các huyện, thị, thành phố phối hợp với Trung tâm bồi dưỡng chính trị tổ chức 55 lớp tập huấn ngắn hạn cho hơn 3.300 học viên là cán bộ Chi Hội trưởng, Chi Hội phó. Hàng năm, Hội Nông dân tỉnh mở 1 lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên môn cho 164 cán bộ Hội Nông dân cơ sở (Chủ tịch và Phó Chủ tịch). Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ đưa trên 200 cán bộ Hội (tỉnh, huyện và cơ sở) và nông dân tiêu biểu đi tham quan học tập kinh nhiệm các mô hình sản xuất hiệu quả ở ngoài tỉnh tập huấn chuyên môn do Trung ương Hội tổ chức.
Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với Trường Chính trị tỉnh mở được 20 lớp nghiệp vụ và chuyên đề có 3.339 cán bộ cơ sở dự; Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh tổ chức mở 65 lớp tập huấn kỹ thuật khai thác thông tin trên mạng Internet về nắm bắt thông tin thị trường, có 1.625 cán bộ, hội viên dự.
Hội ND tỉnh đã đẩy mạnh công tác ứng dụng, chuyển giao KHKT và công nghệ cho nông dân. Phối hợp ngành NN&PTNT, các Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư, chức 62.856 cuộc tập huấn, hội thảo kỹ thuật, hội thảo đầu bờ, điểm trình diễn đồng ruộng, mãnh vườn để chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, chăm sóc cây, con…có 3.142.682 lượt nông dân dự. Tuyên truyền Luật Hợp tác xã cho 1.263.000 lượt nông dân dự. Hình thành 99 HTX, 01 Liên hiệp HTX.
Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân – trực thuộc Hội Nông dân tỉnh phối hợp với ngành Lao động – thương binh- xã hội tỉnh, Trung tâm dạy nghề các huyện, thành, thị mở được 3.764 lớp dạy nghề lao động nông thôn, có 112.920 lượt nông dân dự học. Phối hợp với ngành Nông nghiệp – phát triển nông thôn, các Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư… tổ chức được 4.937 điểm trình diễn về sản xuất lúa, rau màu, cây ăn trái, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi thủy sản; cấp phát hàng triệu loại tài liệu, tờ bướm khuyến nông, khuyến ngư cho nông dân; giới thiệu cung cấp thông tin, địa chỉ các mô hình sản xuất có hiệu quả trong và ngoài tỉnh. Tổ chức cho hàng trăm đoàn cán bộ Hội Nông dân tỉnh, huyện, xã và nông dân sản xuất kinh doanh giỏi đi tham quan nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả giúp cho cán bộ Hội và nông dân học hỏi kinh nghiệm.
Các cấp Hội phối hợp với Ngân hàng NN-PTNT, Ngân hàng chính sách xã hội giải ngân hàng năm cho 160.000 lượt hộ vay, với số tiền 2.500 tỷ đồng. Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh và vốn ủy thác của Trung ương Hội giúp cho 132.000 lượt hộ vay với số tiền 55 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Hội còn phối hợp các ngành triển khai ứng dụng Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất và ứng dụng chế phẩm sinh học phục vụ rau quả an toàn”, kết quả dự án đã tiếp nhận công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học của Viện Bảo vệ Thực vật (chế phẩm BVTV vi sinh vật dạng bón gốc và Pheromol) và Viện lúa ĐBSCL (chế phẩm nấm có ích Beauveria và Metarizhium).
Sản xuất thử nghiệm 200 tấn chế phẩm sinh học dạng bón gốc; 150.000 mồi pheromone các loại và 500 kg chế phẩm nấm có ích; Phối hợp Sở Khoa học và công nghệ triển khai Dự án “Áp dụng các giải pháp kỹ thuật quản lý tổng hợp nhằm phát triển vùng xòai cát Hòa Lộc vùng Hòa Hưng, Cái Bè, Tiền Giang theo tiêu chuẩn GLOBALG.A.P”, kết quả đã xác nhận 01 cây đầu dòng; xây dựng mô hình nhân giống xoài 15.000 cây; Mô hình cải tạo 30 ha vườn xoài theo hướng GAP; Mô hình trồng mới 20ha vườn xoài theo hướng GAP; Công nghệ xử lý trái tươi trước và sau thu hoạch; Công nghệ chế biến xoài: Xoài sấy khô, bột xoài hòa tan, nước xoài đóng chi, xoài muối chua.
Các cấp Hội đã chủ động phối hợp với ngành khoa học; Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư; Trạm Bảo vệ thực vật, Chi cục thú ý, Chi cục bảo vệ môi trường…ứng dụng, lai tạo thành công nhiều loại giống cây, con phục vụ cho nông dân áp dụng vào thực tế.
Tiêu biểu có một số nội dung: Về sản xuất lúa: Hình thành các Tổ nhân giống lúa mới, lai tạo giống lúa mang tên HMT (Hậu Mỹ Trinh) được cơ quan giống tỉnh công nhận, ứng dụng thành công các mô hình “Sạ lúa hàng”, “Sạ lúa theo lịch né rầy”, mô hình cánh đông lớn, sử dụng giống lúa Jasmin áp dụng công nghệ sinh học tại cánh đồng lớn 2 xã Bình Đông, Bình Xuân (TXGC), giống lúa VD20 vùng Gò Công tăng năng suất, chất lượng xuất khẩu.
Về cây ăn trái: Thực hiện hiệu quả mô hình trồng, chăm sóc cây bưởi da xanh, long Cổ cò, xoài cát Hòa Lộc, vú sữa bơ hồng, mít nghệ quí (huyện Cái Bè); cây sầu riêng, bưởi da xanh, cây chôm chôm Viet GAP (huyện Cai Lậy, thị xã Cai Lậy); cây vú sữa Lò rèn, cây sa pô (huyện Châu Thành); nhân giống, trồng, chăm sóc cây khóm, cây khoai mỡ (huyện Tân Phước); cây thanh long, ca cao (huyện Chợ Gạo, Tân Phước, thành phố Mỹ Tho); sản xuất rau an toàn theo VietGAP (TPMT); cây sơ ri, sản xuất rau an toàn theo Viet GAP (thị xã Gò Công); cây mãng cầu xiêm, cây sả (huyện Tân Phú Đông).
Về chăn nuôi: Thực hiện có hiệu quả các mô hình nhân giống heo siêu nạc, cá rô đầu vuông lớn con, cá tra dài đòn, nuôi heo trên đệm lót sinh học, nuôi heo trên chuồng lồng (huyện Cái Bè, Cai Lậy); mô hình tương ép cá giống, cá bột gồm cá tra, cá trê, cá điều hồng, cá tai tượng (TXCL); cải tạo đàn bò địa phương bằng phương pháp gieo nhân tạo tại xã Tân Mỹ Chánh (TPMT) qui mô 30con/15 hộ tham gia, kinh phí 7.560.000 đồng, đã gieo tinh thành công 21/30 con, bò mang thai phát triển tốt. Mô hình nuôi lươn thương phẩm an toàn sinh | học trên bể bạt (TPMT); mô hình lúa – cá, lúa – màu gắn với mô hình VAC VACR (huyện Tân Phước); mô hình nuôi heo sinh học (huyện Chợ Gạo); mô hình Gà ta Gò Công (TXGC); mô hình tôm – lúa (huyện Tân Phú Đông); mô hình nuôi dễ thương phẩm, sản rau an toàn VietGAP (huyện Gò Công Đông).
Về tiểu thủ công nghiệp: Thực hiện mô hình Tủ thờ Gò Công, mắm tôm chà Gò Công (TXGC); dệt chiếu cối (huyện Châu Thành); máy gặt đập liên hợp cơ sở Tư Sang, máy bơm xịt sâu đa năng, máy hút lúa đổ đồng ruộng cơ sở Hùng Hứng, máy cày đất đa năng cơ sở ông Thái, bét phun nước, cần bao trái, kéo cắt tỉa, kéo cắt cành, máy đóng lổ màng che phủ đất cơ sở Phước Lộc, bánh phồng mì, bánh phồng sữa (huyện Cái Bè); Hủ tiếu (TPMT); đan ghế bằng nhựa (Tân Phú Đông).
Về bảo vệ môi trường: Từng bước khuyến khích nông dân chăn nuôi trên đệm lót sinh học; xử lý môi trường nuôi thủy sản bằng những sản phẩm sinh học, hạn chế tối đa sử dụng thuốc BVTV trên cây trồng, ưu tiên sử dụng thuốc có nguồn gốc sinh học, các cây trồng, vật nuôi được sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm VietGAP, GlobalGAP…
Thông qua việc thực hiện tốt công tác tuyên truyền, ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp đã đưa phong trào “Phong trào Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” phát triển tốt về chất lượng cũng như số lượng, từ đó nhiều mô hinh kinh tế có hiệu quả đã được nhân rộng, nâng cao hiệu quả kinh tế từ 100 triệu đồng/ha/năm lên trên 300 triệu đồng/ha/năm. Qua đó đã tạo ra phong trào thi đua thiết thực, thu hút được nông dân tham gia tổ chức và sinh hoạt Hội, góp phần quan trọng vào nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Theo Trương Bình – Hội Nông Dân Việt Nam
Bạn đang đọc bài Tiền Giang: Hỗ trợ nông dân ứng dụng khoc học và công nghệ vào sản xuất, chăn nuôi tại chuyên mục Tin tức của Công ty Thế Giới Cây Giống. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư ctythegioicaygiong@gmail.com hoặc số điện thoại, zalo: 0906194819.
Trả lời