Các loại bệnh trên cây sầu riêng và cách khắc phục hiệu quả
Sầu riêng là loại cây đem đến giá trị kinh tế cao và được bà con nông dân lựa chọn trong những năm qua. Tuy nhiên, để cây sầu riêng sinh trưởng và phát triển tốt, cần trồng và chăm sóc đúng cách. Bên cạnh đó, bà con cần nắm rõ các loại bệnh trên cây sầu riêng và cách phòng ngừa hiệu quả để có thể chăm sóc cây tốt nhất.
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách thụ phấn cho cây sầu riêng đậu nhiều quả nhất
- Hướng dẫn trồng sầu riêng nghịch mùa cho năng suất cao
- Hướng dẫn kỹ thuật trồng sầu riêng trên đất phèn hiệu quả
Các loại bệnh trên cây sầu riêng phổ biến nhất
Nội dung bài viết
Mặc dù được đánh giá là giống cây dễ trồng nhưng sầu riêng có nhược điểm là dễ nhiễm bệnh. Do đó, bà con nông dân cần nắm rõ những biểu hiện và có phương pháp phòng ngừa nhanh nhất.
Bệnh đốm lá trên cây sầu riêng
Đây là căn bệnh phổ biến thường xuất hiện trên cây sầu riêng con. Khi mắc bệnh, các lá sẽ có biểu hiện xuất hiện những đốm vàng ở giữa lá, dẫn đến chậm phát triển và lá có xu hướng rụng nhanh. Điều này không những ảnh hưởng đến quá trình quang hợp mà còn khiến cây phát triển chậm, lâu dần sẽ chết cây.
Bệnh đốm lá khiến cây sầu dần dần suy yếu, rụng lá nhiều
Nguyên nhân chủ yếu của loại bệnh này chính là do nấm Phomopsis durionis. Theo các chuyên gia, để có thể khắc phục nhanh chóng, cần thường xuyên theo dõi cây sầu riêng con. Vừa mới có biểu hiện bệnh là ngắt bỏ nhanh những lá đốm vàng để không có sự lây lan và ảnh hưởng sang những lá khác. Bên cạnh đó, cần bón phân cũng như vệ sinh, phun thuốc thường xuyên để ngăn ngừa nấm.
Bệnh xì mủ, chảy nhựa
Nguyên nhân xuất hiện bệnh là do nấm Phytophthora. Đây là loại nấm phổ biến thường xâm nhập vào rễ cây, chúng có thể lây lan từ các loại cây khác sang vườn sầu riêng.
Bệnh xì mủ này xuất hiện gây nên nhiều hoang mang và lo lắng. Thông thường, những vùng có nhiệt độ thấp, mưa nhiều, độ ẩm cao, cây sẽ dễ nhiễm bệnh hơn.
Biểu hiện rõ ràng nhất chính là xì mủ nhựa thân cây. Mặc dù cây vẫn phát triển bình thường nhưng lại xuất hiện xì mủ, sau đó dần dần lan rộng đến lá và các cành khác.
Nếu không có phương pháp cải thiện nhanh, bệnh xì mủ trên thân cây sẽ lan trên quả, khiến quả thối.
Để ngăn ngừa tình trạng này, cần cạo phần xì mủ trên cây khi xuất hiện. Sau đó, sử dụng vôi và các loại thuốc chuyên biệt để xịt lên cây và ngăn ngừa sự phát tán.
Dấu hiệu thường thấy của bệnh xì mủ và chảy nhựa trên cây sầu riêng
Bệnh nấm hồng
Nếu thời tiết mưa ẩm kéo dài, khu vườn rậm rạp và không phát quang sẽ khiến cho bệnh nấm hồng có cơ hội xâm nhập và phát triển. Bệnh này sẽ tạo lớp tơ lúc đầu có màu trắng đục. Sau đó dần dần chuyển sang màu nâu đỏ phát triển xung quanh vỏ cây.
Dần dần, nấm hút hết các chất dinh dưỡng khiến cây không thể phát triển tốt. Từ đó, cây dần dần xuất hiện cành khô và chết. Để có thể cải thiện những dấu hiệu này, chúng ta cần chăm chút vườn, giữ khoảng cách và mật độ trồng cây phù hợp. Hơn hết, cần phun thuốc, quét trực tiếp lên những vùng có nấm hồng để loại bỏ bệnh nhanh nhất.
Tóm lại, cần chú ý khoảng cách trồng sầu riêng, phát quang và không để ẩm ướt, để ngăn ngừa bệnh nấm hồng hiệu quả.
Bệnh thối trái
Một trong những bệnh trên cây sầu riêng khiến bà con lo âu nhất chính là dấu hiệu bệnh thối trái. Nguyên nhân xuất hiện chính là do nấm Phytophthora palmivora. Khi mắc hiện tượng này, trái sầu riêng thường thối, gây hiện tượng lá úa, khiến cây sinh trưởng kém và ảnh hưởng đến năng suất.
Với bệnh này, cần tìm kiếm các loại thuốc như Physan 20SL, Tracomix 760WP để phun và xịt nhằm ngăn ngừa và cải thiện hiệu quả.
Bệnh thối trái ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả sầu riêng
Bệnh vàng lá
Đây là căn bệnh xuất hiện phổ biến ở những cây trưởng thành. Tồn tại do nấm Phythophthora và Fusarium gây nên. Khi tấn công, lá bắt đầu ngã vàng sau đó rụng dần. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng quang hợp và làm cho cây kém phát triển.
Ban đầu bệnh sẽ tấn công vào sâu trong rễ, các rễ non thối dần và có màu nâu. Sau dần dần lan đến phần thân cây, làm cho lá ngã vàng, sau đó rụng dần và thậm chí có thể gây chết cây.
Để ngăn ngừa bệnh này, bà con trồng cây cần chú ý không để độ ẩm quá cao, như không tưới cây vào buổi tối. Thường xuyên vệ sinh vườn trồng, tỉa cành tạo tán để tạo độ thông thoáng. Khi bước vào mùa mưa, bà con nên bón phân chuồng để cây phát triển và ngăn ngừa bệnh hiệu quả.
Bệnh vàng lá khiến sầu riêng bị ảnh hưởng, gây chết cây
Các phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả
Để ngăn ngừa các loại bệnh trên cây sầu riêng, bà con nông dân cần lưu ý những nguyên tắc sau:
- Xác định mật độ sầu riêng trồng thích hợp, không để cây bị giao tán, chen chúc vào nhau, ngăn ngừa sâu bọ và côn trùng phát triển.
- Có chế độ tưới tiêu hợp lý.
- Chú trọng chọn mua cây giống khỏe, không có mầm bệnh, tìm đến những nơi uy tín như Thế Giới Cây Giống để có được cây sạch bệnh, đúng giống.
Nên chọn mua cây trồng tại Thế Giới Cây Giống để có được năng suất tốt
- Vệ sinh vườn tược, phát quang bụi rặm, và chăm sóc thường xuyên, để sớm phát hiện bệnh và có phương pháp can thiệp sớm.
Tổng kết
Trên đây là các loại bệnh trên cây sầu riêng cùng những phương pháp khắc phục hiệu quả được Thế Giới Cây Giống tổng hợp. Nếu bà con muốn chọn mua giống cây chất lượng đừng quên liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ dưới đây:
Công ty TNHH MTV Thế giới cây giống
Địa chỉ: 14 QL1A, ấp Long Bình,xã Long Hưng, Châu Thành, Tiền Giang
Phone: 0784664499–0906194819
Comments (3)
[…] Các loại bệnh trên cây sầu riêng và cách khắc phục hiệu quả […]
[…] Các loại bệnh trên cây sầu riêng và cách khắc phục hiệu quả […]
[…] Các loại bệnh trên cây sầu riêng và cách khắc phục hiệu quả […]