Hiệp định RCEP có hiệu lực, các nước nhập khẩu nông sản có những yêu cầu gì?
Nông sản Việt Nam như: vú sữa, chanh leo, ớt chuông trong nhà kính phía Nhật Bản dự kiến sẽ yêu cầu phải áp dụng biện pháp quản lý hiệu quả đối ruồi đục quả. Các biện pháp này chỉ được công nhận dựa trên cơ sở khoa học và các kinh nghiệm thực tế.
Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và các nước thành viên trong Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có hiệu lực từ ngày 1/1/2022, bao gồm các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand với nhiều cam kết; trong đó có cam kết về an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS).
Hiệp định RCEP có 20 chương và các phụ lục, bao gồm các quy định và cam kết cụ thể các chương về Tự do hóa thương mại hàng hóa, Quy tắc xuất xứ, Thủ tục hải quan và thuận lợi hóa thương mại, Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật, phòng vệ thương mại, thương mại dịch vụ, di chuyển thể nhân, đầu tư, sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử, cạnh tranh, doanh nghiệp vừa và nhỏ…
Ngay sau khi Hiệp định RCEP có hiệu lực, các nước thành viên sẽ có nhiều cơ hội mới khi tham gia vào thị trường thương mại, đầu tư rộng lớn hơn. Đối với Việt Nam, RCEP sẽ mở thêm cơ hội cho doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia các chuỗi giá trị mới trong khu vực, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài.
Vậy, yêu cầu của các nước nhập khẩu nông sản từ Việt Nam sau khi Hiệp định RCEP có hiệu lực như thế nào?.
Theo đó, yêu cầu đối với vùng trồng: Áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP); Có quy trình sản xuất chung; sản xuất chủ yếu 1 loại cây trồng; Sử dụng thống nhất một quy trình quản lý SVGH; Ghi chép đầy đủ thông tin tác động đến vùng trồng phục vụ truy xuất nguồn gốc; Nhân sự chủ chốt được tập huấn về giám sát và kiểm soát SVGH; Thực hiện đúng các quy định về sử dụng thuốc, phân bón và phòng chống SVGH.
Tối thiểu là 10 ha, trừ trường hợp nước nhập khẩu có yêu cầu khác; Diện tích các sản phẩm trồng trong nhà kính, nhà lưới hoặc các sản phẩm dược liệu, sản phẩm được trồng ở khu vực miền núi địa hình khó khăn thì theo tình hình cụ thể ở địa phương trên cơ sở đảm bảo quy mô sản xuất hàng hóa và khả năng kiểm soát SVGH.
Yêu cầu đối với cơ sở đóng gói: Có các phân khu riêng biệt, có nền cứng, không đọng nước, các cửa phải kín và bảo đảm ngăn sự ngăn cách lây nhiễm SVGH giữa khác phân khu và từ bên ngoài; Có đủ trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho việc tiếp nhận, phân loại, sơ chế, loại bỏ SVGH, đóng gói, bảo quản đặc biệt là các trang thiết bị để thực hiện xử lý sản phẩm theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
Quy trình đóng gói phải bảo đảm nguyên tắc một chiều (tiếp nhận => phân loại => sơ chế và loại bỏ SVGH => đóng gói, bảo quản => kiểm tra KDTV=> xuất hàng).
Đối với mỗi công đoạn: cần phân công người phụ trách việc ghi chép và giám sát thực hiện; Quy trình đóng gói đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu; Phải được xây dựng thành tài liệu phổ biến cho nhân công, người lao động.
Người lao động: được trang bị đầy đủ kiến thức về kiểm soát các SVGH, ATTP và quy trình đóng gói tại CSĐG; bảo hộ lao động.
Hồ sơ: có hồ sơ ghi chép các hoạt động liên quan đến việc tiếp nhận, phân loại, đóng gói và vận chuyển.
Đơn cử thị trường Nhật Bản, dự kiến sẽ yêu cầu phải áp dụng biện pháp quản lý hiệu quả đối ruồi đục quả. Các biện pháp này chỉ được công nhận dựa trên cơ sở khoa học và các thí nghiệm thực tế đối với vú sữa, chanh leo, ớt chuông trong nhà kính của Việt Nam.
Theo : Bình Minh – Báo Dân Việt
Trả lời