6 loại sâu bệnh hại thường gặp trên cây vú sữa
Sâu bệnh hại trên cây vú sữa có nhiều loại, nhưng ở giai đoạn nuôi trái lớn nên chú ý những đối tượng chính dưới đây.
Xem thêm:
- Phòng ngừa bệnh thối rễ trên cây vú sữa
- Các lưu ý về đất trồng và kỹ thuật tạo tán cây vú sữa
- Giá cây giống vú sữa hoàng kim ghép
1. Sâu đục trái (Alopia sp – Pyralidae)
Nội dung bài viết
Dấu hiệu vú sữa bị sâu đục trái:
Sâu tấn công trái vú sữa từ khi còn nhỏ có đường kính 2cm cho đến khi trái đã già và chín. Vú sữa bị sâu đục trái có thể làm rụng, hư một phần hoặc hư nguyên cả trái.
Biện pháp phòng trừ sâu đục trái vú sữa:
Sâu tấn công trái vú sữa từ khi còn nhỏ có đường kính 2cm
Khi mới thấy một vài trái vú sữa non bị hại thì phun ngay các loại thuốc Tiper 25EC, Tizonon 50EC, SauAba 3.6EC, Newgreen 2.0EC, Vibasu, Sagolex, Oncol, Netoxin, Lorsban… phun 2 – 3 lần cách nhau 7 – 10 ngày/lần. Ngưng phun thuốc trước khi thu hoạch khoảng 1 tháng để tránh dư lượng gây hại cho người tiêu dùng.
2. Sâu ăn bông (Eustalodes anthivora – Gelecchidae)
Triệu chứng sâu ăn bông vú sữa: Sâu ăn bông vú sữa khi cây ở giai đoạn trổ bông.
Biện pháp phòng trừ sâu ăn bông vú sữa: Phòng trừ bằng các loại thuốc như Karate, Crymbush, Trebon, liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Nên phun thuốc phòng ngừa ngay khi thấy có bướm xuất hiện trong vườn vú sữa.
3. Sâu đục cành (Coleoptera)
Triệu chứng sâu đục cành vú sữa: Sâu đục cành vú sữa thường gây hại quanh năm nên thường xuyên thăm vườn, phát hiện mọt đổ từ các cành là dấu hiệu cây vú sữa đó đã bị sâu đục cành phá hoại.
Biện pháp phòng trừ sâu đục cành vú sữa: Diệt sâu đục cành bằng cách bơm các loại thuốc có tính lưu dẫn như Basudin.
Sâu đục cành vú sữa thường gây hại quanh năm
4. Rệp sáp (Pseudococcus sp – Pseudoccidae)
Triệu chứng phòng trừ rệp sáp trên vú sữa: Rệp sáp gây hại chủ yếu vào mùa khô trên tất cả các bộ phận của cây.
Biện pháp phòng trừ rệp sáp trên vú sữa: Phòng trừ rệp sáp cho cây vú sữa bằng cách phun Supracide theo nồng độ khuyến cáo, hoặc tưới các loại thuốc có tính lưu dẫn như Basudin.
5. Bệnh thối trái vú sữa
Triệu chứng bệnh thối trái vú sữa
Bệnh do nấm Lasiodiplodia Theobromae và Colletotrichum sp. Nấm xâm nhập từ khi trái vú sữa còn nhỏ. Vết bệnh lúc đầu chỉ là một đốm nhỏ màu nâu hoặc nâu đen rồi lan dần ra. Nhiều đốm kết hợp lại với nhau thành những đốm lớn hơn và lây lan nhanh khắp trái, làm cho thịt trái bị chai sượng và thối sau đó trái sẽ rụng. Vú sữa bị bệnh thối trái có tỷ lệ trái hư khá cao, đôi khi lên đến 20 – 25%.
Trái vú sữa vừa bị sâu đục vừa bị thối trái
Biện pháp phòng trừ bệnh thối trái vú sữa
Vệ sinh vườn thông thoáng, tránh lây lan, nhặt và tiêu hủy trái rụng vì bệnh. Phun các loại thuốc như: Tipo-M 70BHN, Tinomyl 50WP, Lambac 35SD, Tipozeb 80WP, Awin 100SC, Carbenzim 500FL, Thio M 500SC… 2 – 3 lần, cách nhau 10 – 15 ngày/lần. trái sau thu hoạch có thể xử lý bằng nước nóng 52oC trong 10 phút cũng ngừa được bệnh thối trái.
Ngoài ra, vú sữa khi chín võ thường rất mỏng nên dễ bị giập, trầy sước. Nhất là khi trái vú sữa chín, cuống trái rất dễ bị sút ra, nhà vườn gọi là vú sữa “sút cùi”. Do đó, khi khi hái vú sữa cần phải thật nhẹ nhàng và khéo léo. Và cũng không nên đặt trực tiếp trái vú sữa xuống đất, vì như thế sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh từ mặt đất có cơ hội xâm nhập vào trái qua cuống hoặc vết thương trên trái.
Phòng ngừa sâu bệnh tốt cho cây vú sữa sẽ mang lại năng suất cao
Ngoài ra, để tránh trầy sướt khi vận chuyển, đa số các vựa trái cây đều bao bọc trái rất kỹ càng. Trong thời gian tồn trữ, vận chuyển không nên để trái vú sữa tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì sẽ làm tổn thương vỏ trái, không nên che nắng trái bằng tấm vỏ nilon vì nilon hấp thu nhiệt sẽ làm nám vỏ trái. Khi chất trái vào thùng, vào giỏ… nên lót giấy hoặc vật liệu xốp và không nên chất quá 4 – 5 lớp/giỏ.
6. Bệnh bồ hóng trên cây vú sữa (Do nấm Capnodium sp)
Triệu chứng
Nấm bệnh tạo thành từng mảng đen như bồ hóng bám trên mặt lá vú sữa. Nấm bệnh phát triển trên các vườn vú sữa có rầy mềm, rệp sáp, rệp dính…nguyên nhân là do chất thải của rầy, rệp là môi trường thích hợp cho nấm phát triển. Bệnh bồ hóng này thường phát triển mạnh trên cây vú sữa trong mùa nắng.
Ảnh hưởng
Nấm không gây hại trực tiếp cây vú sữa vì không hút được dinh dưỡng từ cây nhưng lại tạo thành lớp nấm đen dính vào mặt lá làm giảm sự quang hợp ở lá ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Ngoài ra, bồ hóng bám trên trái làm mã trái xấu bán không được giá.
Phòng trị
Không trồng vú sữa quá dày. Tỉa cành tạo tán cây vú sữa hợp lý để vườn cây thông thoáng. Mùa nắng cần chú ý phòng trị rệp sáp, rầy mềm, rệp dính, bằng các loại thuốc như Supracide 40EC, Trebon 10EC, Actara… Khi thấy có nấm bồ hóng cần phun ngay các loại thuốc có gốc đồng như Coc 85, Copper Zine, Copper B… với liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Cây giống vú sữa lò rèn chất lượng tại Thế Giới Cây Giống
7. Tổng kết
Trên đây là 6 loại sâu bệnh hại trên cây vú sữa và cách phòng ngừa hiệu quả. Để trồng vú sữa đạt hiệu quả và năng suất cao, bà con cần lên lịch phân thuốc định kỳ và thường xuyên thăm vườn, quan sát các dấu hiệu sâu bệnh để có biện pháp phòng trị kịp lúc.
Bà con có thể tham khảo thêm các bài viết khác về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vú sữa. Hoặc bà con cũng có thể liên hệ ngay đến công ty Thế Giới Cây Giống để được tư vấn trực tiếp nhé.
Các tỉnh thành đã có chi nhánh trực thuộc của công ty Thế Giới Cây Giống:
Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng và Đắk Nông
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với Thế Giới Cây Giống qua thông tin sau:
Công ty TNHH MTV Thế giới cây giống
Địa chỉ: 14 QL1A, ấp Long Bình,xã Long Hưng, Châu Thành, Tiền Giang
Phone: 0784664499– 0906194819
Comments (2)
[…] Cách phòng ngừa 6 loại sâu bệnh hại trên cây vú sữa hiệu quả […]
[…] 6 loại sâu bệnh hại thường gặp trên vú sữa […]