Các lưu ý về đất trồng và kỹ thuật tạo tán cây vú sữa
Hiện nay, Việt nam có rất nhiều giống vú sữa khác nhau, như vú sữa lò rèn, vú sữa bơ hồng, vú sữa tím mica, vú sữa Hoàng kim… Về cơ bản, kỹ thuật trồng và chăm sóc các giống vú sữa đều giống nhau. Sau đây là các lưu ý về đất trồng và kỹ thuật tạo tán cây vú sữa dành cho những người yêu thích trồng giống cây này.
Xem thêm:
- Cách chăm sóc cây vú sữa hiệu quả
- Giá trị dinh dưỡng bất ngờ của vú sữa
- Giá cây giống vú sữa Hoàng kim ghép
Đặc tính thực vật cây vú sữa:
Nội dung bài viết
Có thể trồng cây vú sữa quanh năm nếu chúng ta chủ động được nguồn nước tưới. Tuy nhiên, nếu cây vú sữa được trồng vào đầu mùa mưa thì tỷ lệ sống, sinh trưởng và phát triển sẽ đảm bảo hơn.
Có thể trồng cây vú sữa quanh năm nếu chúng ta chủ động được nguồn nước tưới
Hoa của vú sữa có màu trắng ánh tím và có mùi thơm ngát. Cây vú sữa thuộc nhóm cây lưỡng tính nên có thể tự thụ phấn. Cây chỉ ra hoa tốt trong điều kiện có đủ hai mùa mưa nắng rõ rệt.
Cây vú sữa là cây thân gỗ, rễ cọc và sinh trưởng mạnh. Thân cây dẻo, tán rộng, chiều cao của một cây vú sữa thông thường từ 10 – 15m.
Đặc tính ra hoa và đậu trái cây vú sữa:
Mùa thu hoạch vú sữa từ 2 tháng trước tết đến 2 tháng sau tết âm lịch
Vú sữa ra hoa rất sớm, từ khi đậu trái đến khi thu hoạch mất khoảng thời gian từ 180 – 200 ngày. Mùa thu hoạch vú sữa thường từ 2 tháng trước tết kéo dài đến 2 tháng sau tết âm lịch hàng năm.
Yêu cầu sinh thái đất trồng cây vú sữa:
Về đất trồng cây vú sữa
Cây vú sữa trồng phù hợp trên các loại đất như đất phù sa ven sông, đất thịt nhẹ. Cây vú sữa rất sợ ngập úng nên cần tạo điều kiện thoát nước tốt cho cây, như xẻ rãnh thoát nước hay trồng cây trên mô cao. Ngoài ra, đất cần có độ pH từ 5,5 đến 6,5 và độ cao không quá 400m so với mặt nước biển là thích hợp nhất.
Khoảng cách trồng cây vú sữa:
Tùy theo đặc điểm đất cao thấp và thực tế mương liếp mà chúng ta có thể trồng theo các khoảng cách sau: hàng cách hàng 6m, cây cách cây 8m với mật độ khoảng 200 – 220cây/ha.
Các vùng đất cao như đất ở Tây Nguyên thì trồng theo kiểu nanh sấu với khoảng cách 6m x 6m/cây, tương ứng mật độ 250 – 270cây/ha.
Ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long hoặc các vùng đất thấp nên làm mô 1m x 0,5m. Đối với vùng đất đồi núi như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ nên làm bồn 1mx1m.
Các lưu ý khi trồng cây vú sữa:
- Tiến hành đào hố trên mô trước lúc trồng từ 20 – 30 ngày kích thước hố rộng 45 – 50cm, sâu 25 – 30cm, mỗi hố bón 15 – 20kg phân hữu cơ, 50g DAP, 200 – 300g super lân và 5 – 10g Basudin 10H các loại phân này được trộn đều với lớp đất mặt sau đó cho vào hố trồng.
- Cách trồng: Đặt bầu cây thẳng đứng, mặt bầu ngang với mô đất trồng, cắt bỏ đáy bầu, rạch một đường bên hông bầu, lấp đầy hố bằng hỗn hợp trên, rồi rút bao nylong ra bỏ. Cần chú ý nén chặt vừa phải không tác động mạnh đến phần đất rễ trong bầu, cắm cọc cố định cây và tưới nước. Đồng thời, cần che bóng mát cho cây, hạn chế bớt ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp đến cây khoảng 1 – 2 tháng đầu.
- Bộ rễ cây vú sữa ăn nông nên cần phải tủ gốc cho cây bằng rơm rạ, lá mục… để vừa giữ ẩm cho đất, vừa đảm bảo rễ cây không bị nhiệt ảnh hưởng. Khi tủ, cần tủ xung quanh, đồng thời cách gốc cây 30 – 50cm để phần gốc cây được thông thoáng.
Tỉa cành, tạo tán cây vú sữa:
Bộ tán cây vú sữa Hoàng kim trưởng thành
Trong các năm đầu tiên, khi cây phát triển được khoảng 1 mét thì bắt đầu tỉa cành, tạo tán cho cây vú sữa. Lưu ý tỉa bớt các cành sát gốc chỉ để lại các cành phân bố trên cao và các cành phân bố đều cho các hướng, để sau này tạo được tán cây tròn và khống chế chiều cao không để cây vượt quá 5m. Cắt bỏ các cành vượt trong tán, cành sâu bệnh, cành phụ ốm yếu, cành mọc sát mặt đất.
Đối với vườn vú sữa đã cho thu hoạch cần chú ý tỉa bỏ bớt các cành mọc đứng bên trong tán, cành rũ, cành yếu, cành mang sâu bệnh… để cho cây được thông thoáng và kích thích cây ra chồi tược mới.
Sau mỗi vụ thu hoạch nên cưa bỏ 1 – 2 cành vươn cao, ít lá, và có biểu hiện sinh trưởng phát triển kém. Chúng ta có thể cưa ngắn các cành vươn cao này còn khoảng 50 – 60cm tính từ gốc cành, vết cưa nghiêng 45o để tránh đọng nước, dùng sơn phết lên bề mặt cưa. Sau khoảng 1 tháng, ngay vết cưa sẽ mọc ra nhiều chồi mới, khi đó, chúng ta cần tỉa bỏ, chỉ chọn chừa lại 2 – 3 chồi khỏe và phân bố đều các hướng. Khi chồi phát triển được 50cm cần bấm đọt hủy đi đỉnh sinh trưởng, nhằm kích thích chồi phân cành. Trong thời gian này cần lưu ý theo dõi để kịp thời phòng ngừa các loại côn trùng phá hoại.
Cây giống vú sữa Hoàng kim ghép
Đối với vườn cây cho trái lâu năm trên 20 tuổi cây quá cao có thể tiến hành đốn trẻ hóa cho cây. Kỹ thuật trẻ hóa cần tiến hành trong 2 – 3 năm liên tiếp và từng phần từng năm để có thể vẫn cho thu họach. Các cành mới có thể cho quả sau 15 – 18 tháng.
Tổng kết
Trên đây là tổng hợp các lưu ý về đất trồng và kỹ thuật tạo tán cây vú sữa. Nếu bà con có nhu cầu tìm hiểu thêm về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vú sữa thì hãy đọc các bài viết có liên quan nhé. Hoặc bà con có thể gọi về số hotline công ty 0906194819 để được tư vấn chi tiết.
Các tỉnh thành đã có chi nhánh trực thuộc của công ty Thế Giới Cây Giống:
Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng và Đắk Nông
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với Thế Giới Cây Giống qua thông tin sau:
Công ty TNHH MTV Thế giới cây giống
Địa chỉ: 14 QL1A, ấp Long Bình,xã Long Hưng, Châu Thành, Tiền Giang
Phone: 0784664499– 0906194819
Comments (2)
[…] Các lưu ý về đất trồng và kỹ thuật tạo tán cây vú sữa […]
[…] Các lưu ý về đất trồng và kỹ thuật tạo tán cây vú sữa […]