Chuẩn bị đất trồng cây ăn trái
Cây ăn trái là cây trồng lâu năm, thời gian chăm sóc kéo dài, thông thường phải mất ít nhất 3 đến 4 năm mới bắt đầu cho thu hoạch và thời gian thu hoạch kéo dài. Vì vậy khâu chuẩn bị trước khi trồng hết sức quan trọng, quyết định đến sự phát triển, năng suất và chất lượng trái sau này.
Xem thêm:
- Thế Giới Cây Giống giao cây miễn phí ship cho bà con trong mùa đại dịch
- Thế giới Cây Giống chính thức khai trương 2 chi nhánh mới tại Vĩnh Long, An Giang
- Thế Giới Cây Giống khai trương chi nhánh Lai Vung
- Quản lý cỏ dại cho vườn cây ăn quả
- Vai trò của canxi đối với cây trồng
Cây giống
Nội dung bài viết
Yếu tố quyết định đầu tiên là giống, giống trồng phải chất lượng, đúng giống, cây sạch bệnh, phát triển tốt, đúng tiêu chuẩn và đặc biệt phải được chọn lọc và nhân giống từ cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng. Điều này bà con hoàn toàn có thể yên tâm vì Thế Giới Cây Giống luôn đảm bảo tiêu chí cây giống tốt nhất dành cho khách hàng của mình.
Vấn đề cần chú trọng tiếp theo là đất. Mỗi giống cây trồng có yêu cầu về điều kiện sinh thái riêng và đặc biệt về đất. Do đó, cần có sự chuẩn bị đất trồng phù hợp để cây phát triển tốt trong suốt chu kỳ sinh trưởng.
Chuẩn bị đất trồng cây ăn trái
Lên liếp
Kỹ thuật lên liếp được áp dụng gần như bắt buộc ở khu vực Đồng bằng sông Cửu long. Mục đích chính của việc lên liếp giúp nâng cao tầng canh tác và quản lý nước tưới và thoát nước hiệu quả hơn. Kích thước liếp đơn 4 – 6m, liếp đôi 8 – 10m mương rộng 2 – 4m, sâu 1-2m, tùy vào loại cây trồng và điều kiện đất thực tế. Tùy vào điều kiện cụ thể mà chọn một trong các kỹ thuật lên liếp phù hợp.
Mục đích chính của việc lên liếp giúp nâng cao tầng canh tác và quản lý tưới nước, thoát nước hiệu quả
- Gom mô: kỹ thuật gom mô được áp dụng cho những vùng có tầng canh tác mỏng, gom hết lớp đất mặt, đất tốt thành mô lớn, phần đất xấu hoặc đất ở tầng sâu bên dưới để xung quanh để cải tạo từ từ.
- Cuốn chiếu: thường được áp dụng đối với vùng đất khá tốt và lớp đất phía dưới ít phèn. Đối với kỹ thuật này thì phần đất mặt được đặt lên trên. Phần đất phía dưới được đặt lên liếp tiếp theo, phần đất mặt ở mương tiếp theo được đặt chồng lên liếp trước và cứ lần lược như thế. Toàn bộ lớp đất phía dưới sẽ nằm phía dưới và lớp đất mặt sẽ được đưa lên trên.
- Trở đất: áp dụng đối với đất có tầng canh tác dày, đất phía dưới tốt không có phèn, đất mặt canh tác lâu năm bị thoái hóa, mất kết cấu đất. Đưa lớp đất mặt xuống dưới và trãi tầng đất phía dưới lên trên.
Đối với vùng đất đồi, đất sa cấu nhẹ thì chỉ cần đánh rãnh thoát nước sâu, đảm bảo thoát nước tốt chứ không cần lên liếp.
Chuẩn bị đất
Vườn mới lên liếp cần được phơi đất. Việc phơi đất giúp giải phóng dinh dưỡng, làm giảm mầm bệnh và thúc đẩy quá trình khử độc chất trong đất. Đất cần được phơi khô trong ít nhất 1 tháng.
Bón vôi để nâng cao pH và khử khuẩn trong đất. Lượng vôi bón tùy vào pH thực tế của đất:
- Đất có pH từ 6,5 trở lên không cần bón vôi
- Đất có pH từ 5,5-6,5 bón 500kg/ha/năm
- Đất có pH từ 4,5-5,5 bón 1.000 kg/ha/năm
- Đất có pH từ 3,5-4,5 bón 1.500 kg/ha/năm
- Đất có pH dưới 3,5 bón 2.000 kg/ha/năm
Có thể chia ra làm 2 lần bón trong năm vào đầu và cuối mùa mưa. Đối với đất mới lên liếp nên bón sau khi lên liếp xong.
Đối với đất mới lên liếp nên bón vôi sau khi lên liếp xong
Sau khi đã phơi đất tiến hành gom mô để trồng cây. Kích thước mô tùy vào từng loại cây trồng, phổ biến mô rộng 1m, cao 0,5-0,6m. riêng đối với cây sầu riêng mô cần rộng 1,5m và cao khoảng 1m. trong mô cần trộn 2kg vôi hoặc 0,5kg phân lân nung chảy kết hợp với phân hữu cơ hoai mục. Có thể sử dụng phân gà, phân bò đã ủ hoai mục, rơm mục hoặc tro trấu để tang độ tơi xốp cho mô trồng.
Trồng cây
Khoảng cách trồng tùy thuộc vào từng loại cây trồng và mục đích canh tác, khai thác cây trồng đó. Như cam quýt có thể trồng 2x3m; bưởi, xoài, nhãn, chôm chôm,… có thể trồng 4x6m hoặc 5x6m, sầu riêng trồng 6x8m hoặc 8x8m, dừa ta trồng 7-8m, dừa xiêm trồng 6-7m,… Thông thường khoảng cách cây nên gấp rưỡi hoặc gấp đôi chiều cao cây, như muốn cây cao 4m thì nên trồng cây cách cây 6-8m.
Nên trồng cây theo hàng, thưa giữa các hàng và gần hơn trên hàng. Hướng trồng nên theo hướng gió, ở ĐBSCL nên trồng theo hướng Đông bắc-Tây Nam, việc lên liếp cũng cần theo hướng này để tang độ thông thoáng cho vườn cây.
Khoảng cách trồng tùy thuộc vào từng loại cây trồng và mục đích canh tác
Đào hố trên mô rộng hơn bầu cây, bón lót 50g DAP vào hố và lắp lại một lớp đất mỏng tránh rễ cây tiếp xúc trực tiếp với phân. Đối với cây giống cần loại bỏ một phần giá thể trong bầu cây, lưu ý tránh làm tổn thương rễ. Đặt bầu cây vào hố sao cho mặt bầu vừa ngang mặt mô, lắp đất lại và ém chặt xung quanh. Tưới nước đều cho cây, trong thời gian đầu có thể dùng lá cây hoặc lưới che nắng một phần cho cây đến khi cây tỉnh rồi gỡ ra.
Tổng kết
Trên đây là tổng hợp một số lưu ý khi chuẩn bị đất trồng cây ăn trái. Bà con có nhu cầu mua cây giống chất lượng, cây khỏe, sạch bệnh và đúng giống, liên hệ ngay đến Thế Giới Cây Giống để được tư vấn nhé.
Thế Giới Cây Giống là đơn vị chuyên cung cấp các giống cây trồng chất lượng, có hệ thống phân phối và giao hàng trên cả nước.
Thạc sĩ Lê Trường Giang
Xem thêm:
- Cây giống vú sữa hoàng kim ghép
- Cơ sở cây giống sỉ giá rẻ nhất thị trường tại Cái Mơn
- Kỹ thuật trồng mít thái siêu sớm
- Tìm hiểu giống mít ruột đỏ Malaysia
- Giá cây giống mít ruột đỏ Mã Lai là bao nhiêu
Liên hệ ngay với Thế Giới Cây Giống qua địa chỉ:
Công ty TNHH MTV Thế giới cây giống
Địa chỉ: 14 QL1A, ấp Long Bình,xã Long Hưng, Châu Thành, Tiền Giang
Phone: 0784664499– 0906194819
Comments (10)
[…] Chuẩn bị đất trồng cây ăn trái […]
[…] Chuẩn bị đất trồng cây ăn trái […]
[…] Chuẩn bị đất trồng cây ăn trái […]
[…] Chuẩn bị đất trồng cây ăn trái […]
[…] Chuẩn bị đất trồng cây ăn trái […]
[…] Chuẩn bị đất trồng cây ăn trái […]
[…] Chuẩn bị đất trồng cây ăn trái […]
[…] Chuẩn bị đất trồng cây ăn trái […]
[…] 23 thg 3, 2022 — Đất có pH từ 6,5 trở lên không cần bón vôi · Đất có pH từ 5,5-6,5 bón 500kg/ha/năm · Đất có pH từ 4,5-5,5 bón 1.000 kg/ha/năm · Đất có pH từ 3,5-4, … => Đọc thêm […]
[…] Chuẩn bị đất trồng cây ăn trái […]