Vượt xoài và sầu riêng, mít vươn lên hạng ba trong nhóm trái cây có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất nước
Vượt xoài và sầu riêng, mít vươn lên hạng ba trong nhóm trái cây có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất nước
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu mít 6 tháng đầu năm 2022 đạt 93,5 triệu đô la Mỹ, đã vượt xoài (84,1 triệu đô la Mỹ) và sầu riêng (83,4 triệu đô la Mỹ).
Số liệu trên cho thấy, mít được xếp thứ ba trong nhóm các loại trái cây có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, sau thanh long (373,9 triệu đô la Mỹ) và chuối (218,7 triệu đô la Mỹ).
Dữ liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy kim ngạch xuất khẩu mít tăng khá nhanh. Bởi trong quý đầu năm 2019, mít là loại trái cây có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 8, sau thanh long, sầu riêng, xoài, chuối, dưa hấu, nhãn, măng cụt, với kim ngạch đạt hơn 25,8 triệu đô la Mỹ thì đến quý đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu mít đã vượt lên xếp vị trí thứ 5, sau thanh long, xoài, chuối và dưa hấu, với kim ngạch đạt gần 31,3 triệu đô la Mỹ.
Trong 5 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu mít lớn thứ 4. Và như nói ở trên, trong 6 tháng đầu năm nay, mít có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 3 trong nhóm các loại trái cây có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất.
Cũng theo thống kê của Tổng cục Hải quan, ngoài bán trái tươi, mít của Việt Nam còn được các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, với kim ngạch đối với phân khúc đã qua chế biến đạt 8,5 triệu đô la Mỹ (giảm 26% so với cùng kỳ năm ngoái).
Cách phân loại để nuôi trái mít mau lớn
Hiện nay, người dân ĐBSCL rất quan tâm về việc bón phân nào nuôi trái mít tốt nhất hiện nay. Theo đó, người dân cho rằng, bón phân là cách duy nhất để tăng suất cũng như chất lượng trái, giúp trái to tròn đều, bán được loại mít Kem lớn với giá cao.
Theo một số người dân có kinh nghiệm trồng mít Thái, ở mỗi giai đoạn trái, cần bón loại phân khác nhau. Cụ thể, trong tháng đầu của trái (từ lúc vừa để trái đến khi tuyển trái xong) có thể bón phân DAP; từ tháng thứ 1 đến tháng thứ 2 của trái, bón, lúc này trái tăng trưởng cao, nhanh lớn nên bón loại phân NPK 30-10-10; từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 3 của trái, lúc này trái 8-12 kg có thể 20-20-25 (loại 1 màu); thời gian còn lại, tốt nhất bón phân NPK “3 số đều” như 16-16-16 hoặc 17-17-17.
Ông Nguyễn Văn Khải ở xã Long Trị, thị xã Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang cho hay, công thức trên áp dụng tương đối, tuy nhiên đối với những vùng đất khác nhau, có thể thay đổi tùy vào nguồn dinh dưỡng của đất đang thiếu gì và cần gì cho cây mít Thái.
Ông Khải lưu ý, chỉ bón phân chung quanh gốc với liều lượng cân đối, tốt nhất khoảng 1 nắm tay cho mỗi lần bón đối với cây đang nuôi một trái và 2 nắm tay đối với cây đang nuôi 2 trái. Sau khi bón, nên tưới nước nhẹ cho cây dễ hấp thu.
Theo Duy Khánh – Báo Dân Việt
Bạn đang đọc bài Vượt xoài và sầu riêng, mít vươn lên hạng ba trong nhóm trái cây có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất nước tại chuyên mục Tin tức của Công ty Thế Giới Cây Giống. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư ctythegioicaygiong@gmail.com hoặc số điện thoại, zalo: 0906194819.
Trả lời